Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ISPRING SUITE

Trong bài viết này, Bitlearn sẽ hướng dẫn cài đặt phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng E-learning iSpring Suite 9. iSpring thực chất là một Add-in chạy trên Powerpoint khá đắt đỏ.

1. Cài đặt Ispring Suite

Bước 1: Download phần mềm iSpring

Giảng viên có thể tải phần mềm tại link Phần mềm iSpring

Bước 2: Kiểm tra hệ điều hành là 32 bit hay 64 bit

Giảng viên nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties kiểm tra phiên bản win của máy tính là 32 bit hay 64 bit

Bước 3. Tiến hành cài đặt

Sau khi kiểm tra hệ điều hành giảng viên tiến hành chọn thư mục tương ứng để cài đặt (Ispring Suite 9.7 chỉ cài đặt và chạy ổn định trên Powerpoint từ 2007 trở lên). Nháy đúp chuột để cài đặt, nếu có Yes/No (hoặc Run) thì nhấn chọn Yes (hoặc Run). Tại cửa sổ tiếp theo, nhấn chọn I accept the items in the License Agreement rồi nhấn Install (Nếu xuất hiện thông báo Yes/No thì chọn Yes).

Đợi một chút quá trình cài đặt đang diễn ra

Khi xuất hiện nút Lauch thì nhấn chọn để kết thúc.

Bước 4. Tiến hành Crack phần mềm.

Đây là một phần mềm thu phí nên để sử dụng được lâu dài (trial được 15 ngày có watermark) giảng viên nên tiến hành Crack phần mềm.

Trước khi tiến hành Crack giảng viên vui lòng tắt các ứng dụng Antivirus và Disconnect internet để quá trình crack được thành công 100%.

2. Hướng dẫn sử dụng Ispring Suite

  • Nhóm Narration: Khu vực tường thuật cho bài giảng e-learning như ghi âm, ghi hình, quản lý tường thuật

  • Nhóm Insert: khu vực cho phép chèn các nội dung như Quiz, Interaction, youtube hay Screen Recording

  • Nhóm Conten Library: Khu vực thư viện nội dung mà giảng viên có thể chèn thêm vào bài giảng của mình như: nhân vật, Template, biểu tượng, Object, nền

  • Presentation: Khu vực thông tin bài giảng và giáo viên…

  • Nhóm About: khu vực giới thiệu về Ispring Suite

2.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Trên Ribbon, bấm chọn Ispring Suite > Quiz

Khi chọn “Quiz”, hệ thống sẽ kích hoạt phần mềm Ispring QuizMaker cho phép giảng viên soạn bài trắc nghiệm (Graded Quiz) hoặc câu hỏi khảo sát (Survey). Giảng viên có thể soạn 11 kiểu câu hỏi trắc nghiệm và 12 kiểu câu khảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền vào chỗ trống…. Sau khi học viên hoàn thành, chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số, đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giảng viên nếu ứng dụng trực tuyến.

Thiết kế bài giảng E-learning bằng phần mềm Ispring Suite cho phép giảng viên soạn các loại câu hỏi trắc nghiệm sau:

  • Multiple Choice – Câu hỏi đa lựa chọn: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” tức học sinh chỉ có thể chọn 1 phương án và có duy nhất một đáp án đúng.

  • Multiple Response – Câu hỏi đa đáp án: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn nhiều”. Học sinh có thể chọn nhiều câu trả lời và 1 câu hỏi có nhiều đáp án đúng.

  • True/False – Câu hỏi “Đúng/Sai”

  • Short Answer – Câu hỏi trả lời ngắn

  • Essay – Câu hỏi dạng Tự luận

  • Numeric – Câu hỏi số học: Là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số.

  • Matching – Câu hỏi ghép đôi: Là loại câu hỏi mà học sinh phải ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra câu trả lời đúng nhất.

  • Sequence – Câu hỏi trình tự: Là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng theo một thứ tự nhất định, thường để hỏi về quy trình hay thứ tự thời gian

  • Fill in the blanks – Câu hỏi điền vào chỗ trống: Là loại câu hỏi mà học sinh có nhiệm vụ điền vào chỗ trống

  • Select from lists – Câu hỏi điền khuyết đa lựa chọn: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án đúng. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án sẽ có dạng menu thả xuống.

  • Drag and drop – Câu hỏi “Kéo – Thả”: là dạng câu hỏi điền vào chỗ trống nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn.

  • Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh.

  • Câu hỏi dạng Thang Likert (Likert Scale): Là câu hỏi chuyên dùng trong khảo sát để đánh giá mức độ. VD: “E-learning rất hữu dụng trong quá trình đào tạo doanh nghiệp”, các phương án sẽ dựa trên mức độ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý.

Giảng viên chọn loại câu hỏi phù hợp cho bài trắc nghiệm hoặc Survey của mình.

2.2. Chèn bài tập tương tác

Tại Ribbon Ispring Suite > bấm chọn Interaction

Để chèn bài tập tương tác, Ispring Suite đã tích hợp thêm phần mềm Ispring Kinetics cho phép giảng viên chèn những kiểu bài tập sau:

  • Steps: tạo hướng dẫn theo các bước. Giảng viên có thể chèn thêm hình ảnh hoặc video ở loại bài tập này để bài giảng thêm sinh động

  • Timeline: dạng bài tập “dòng thời gian” phù hợp với các nội dung có cấu trúc, tiến triển theo thời gian, quá trình,…

  • Cyclic Process: dạng bài tập cho phép giảng viên tạo ra một sơ đồ tuần hoàn và kèm theo đó là các mô tả chi tiết

  • Process: tương tự như Cyclic Process, đây là dạng bài tập phù hợp để xây dựng sơ đồ một quy trình nhưng không khép kín

  • Labeled Graphic: Cho phép giảng viên thêm chú thích vào các đối tượng trong một bức ảnh, bản đồ hoặc sơ đồ và bạn có thể đặt thêm tên, thêm nhận xét cho từng đối tượng.

  • Guided Image: xây dựng các hình ảnh trực quan kèm theo mô tả chi tiết để hướng dẫn về một chủ đề nào đó

  • Hotspot: cho phép bạn vẽ các điểm lên một hình bất kì và điểm đó sẽ được tô sáng khi bạn di chuột qua. Giảng viên có thể thêm mô tả cho mỗi vùng, chọn hình dạng và màu sắc theo ý muốn

  • Circle Diagram: giúp giảng viên xây dựng biểu đồ tròn thể hiện mối quan hệ giữa một nhóm đối tượng

  • Pyramid: Tạo bài tập dạng biểu đồ kim tự tháp

  • Glossary: dạng bài tập phân loại theo các chủ đề và sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Giảng viên có thể áp dụng loại sách điện tử này để soạn từ điển hay xây dựng bảng chú giải thuật ngữ.

  • Media Catalog: cho phép giảng viên tạo các danh mục để người học có thể nhanh chóng tìm thấy các thông tin cần thiết. Mỗi thẻ bao gồm một lời giải thích rõ ràng và các ví dụ minh họa.

  • FAQ (Frequently Asked Questions): dạng sách “hỏi – đáp” giúp giảng viên biên soạn một nhóm câu hỏi thuộc một chủ đề nào đó, chẳng hạn như đề cương ôn tập.

  • Accordion: cho phép giảng viên trình bày thông tin một cách bắt mắt và vắn tắt dưới dạng thu gọn và bạn có thể dễ dàng chèn thông tin bên trong các bảng

  • Tabs: chia nhỏ thông tin dưới dạng các đầu mục Tabs

2.3. Thu âm, ghi hình và quản lý tường thuật

Chức năng này cho phép giảng viên thu âm và ghi hình trực tiếp vào bài giảng. Tích hợp với micro và webcam, giảng viên có thể chèn âm thanh và video hình ảnh để bài giảng thêm sinh động.

Record Audio: Thu âm tiếng.

Record Video: Ghi hình.

Manage Narration: Nếu giảng viên sợ lẫn tạp âm vào video và âm thanh làm ảnh hưởng của bài giảng e-learning của mình, giảng viên có thể sử dụng chức năng Manage Narration để chèn, xóa, chỉnh sửa và đồng bộ audio và video đã được thu sẵn. Chức năng này cũng hỗ trợ giảng viên để lời giảng khớp với hiệu ứng slides trên màn hình

2.4. Thiết lập các thuộc tính và thông tin giảng viên

Giảng viên có thể nhập các thông tin cần thiết của giảng viên để khẳng định tác giả của bài giảng e-learning của mình nếu cần. Đồng thời, Ispring cũng cho phép giảng viên nhập thông tin của một hay nhiều giảng viên khác nhau trên cùng một phần mềm cài trên một máy tính. Khi biên soạn, giảng viên sẽ chọn “Presentation Resources” sau đó click vào phần “Presenter”. Khi đó, phần mềm yêu cầu giảng viên nhập những thông tin như sau:

  • Name: Tên

  • Title: Tiêu đề, giảng viên có thể nhập là “Giáo viên”

  • Email: Thư điện tử

  • Web site: Trang web

  • Phone: Số điện thoại

  • Info: Thông tin khác

  • Photo: Ảnh

2.5. Xuất bản bài giảng E-Learning

Sau khi hoàn thiện bài giảng, trên Ribbon Ispring Suite giảng viên bấm chọn Publish để chuẩn bị xuất bản bài giảng e-learning của mình.

Ispring Suite cho phép giảng viên xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng:

  • My Computer: Lưu vào trong máy tính. Loại này thường được sử dụng phổ biến nhất để chia sẻ với đồng nghiệp, lưu trữ bài giảng, nộp bài lên Sở,…

  • Ispring Cloud: lưu trữ trên Icloud

  • Ispring Learn

  • LMS: Định dạng chuẩn E-Learning

  • Youtube: Xuất định dạng Youtube

Chú ý: Riêng với định dạng Ispring Cloud và Ispring Learn, giảng viên cần phải trả phí để có thể sử dụng

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản giúp giảng viên có thể tự thiết kế bài giảng E-learning, hy vọng giảng viên sẽ cảm thấy thú vị với phần mềm Ispring Suite này trong trình xây dựng bài giảng E-learning.

Last updated